VinFast: hành trình chinh phục Tây Tạng và vị trí hãng xe bán chạy nhất Việt Nam tháng 10/2024
Sau hành trình 14.000 km chinh phục Tây Tạng, qua những cung đường đầy thử thách, VinFast tiếp tục đón tin vui khi trở thành hãng xe số 1 về doanh số, mang tới niềm tự hào cho hàng chục triệu người Việt.
Cung đường Việt Nam - Tây Tạng không chỉ là hành trình, mà là một thử thách thú vị với những người ưa “xê dịch”. Những thách thức liên quan tới thời tiết, đường sá và cả sức khỏe của người tham dự khiến cho Tây Tạng là điểm đến hấp dẫn của những kẻ chinh phục, cho cả con người và những chiếc xe.
VinFast - thương hiệu ôtô Việt vẫn còn khá non trẻ so với những hãng xe có tuổi đời cả trăm năm - đã “dám” nhận thử thách này, khi đoàn xe VinFast VF 8 khởi đầu từ TP Hà Nội vào ngày 8/10, và đã về tới Hà Nội vào ngày 6/11.
Trên hành trình kéo dài gần 30 ngày, 4 chiếc VF 8 với tổng cộng 8 thành viên tham gia đã ghi đậm dấu ấn xe điện Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới.
Tây Tạng in vết bánh xe điện Việt
Hành trình của đoàn VF 8 trải qua 14.000 km đến nhiều địa danh của Trung Quốc như Lệ Giang, núi tuyết Mai Lý, cung đường 318, cung đường 109, "cung điện mùa đông" của Đạt Lai Lạt Ma ở Lhasa, sông băng cao gần 5.500 m so với mực nước biển hay chân núi Everest...
Trên suốt hành trình, toàn bộ 4 chiếc xe điện VF 8 tham gia được sạc tại các trụ sạc công cộng ở Trung Quốc. Do chuẩn sạc GB/T là thông dụng ở Trung Quốc thay vì chuẩn CCS2 như ở Việt Nam, một thiết bị chuyên dụng đã được đoàn chuẩn bị sẵn.
Anh Bạch Trung - một thành viên hành trình - cho biết tuyến đường từ Việt Nam sang Trung Quốc không làm khó được cho đoàn xe VF 8.
Chuyến chinh phục Tây Tạng của đoàn xe VF 8 kết thúc tốt đẹp không chỉ chứng minh khả năng vận hành ổn định của 4 chiếc SUV điện cỡ D, mà còn cho thấy ngành công nghiệp xe điện Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức làm ra những mẫu xe chất lượng, có khả năng chinh phục những hành trình dài và phức tạp như cung đường mà đoàn xe của Hội VinFast VF 8 miền Bắc đã hoàn thành.
Chuyến đi này giống như một biểu tượng cho hành trình dài phát triển của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam nói chung và VinFast nói riêng với những bước tiến mạnh mẽ.
Hành trình phát triển của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam
Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đã có một hành trình dài, từ mẫu xe “Chiến Thắng” lấy nền tảng từ dòng xe Fregate của Pháp ra đời năm 1958 cho đến những mẫu La Dalat lắp ráp theo tiêu chuẩn của hãng Citroen, rồi những thương hiệu ôtô thuần Việt như Mekong Auto, Vinaxuki ra đời và lặng lẽ biến mất khỏi thị trường.
Năm 1995, Toyota, Ford và Mercedes gia nhập Việt Nam và nhanh chóng liên doanh với các doanh nghiệp trong nước để lắp ráp ôtô nội địa. Giai đoạn này, nhiều hãng xe danh tiếng khác trên thế giới như Mercedes-Benz, Honda hay Mitsubishi cũng tìm đến Việt Nam để thiết lập cơ sở sản xuất, hứa hẹn một giai đoạn bùng nổ.
Đến năm 1996, ngành ôtô được xếp vào danh mục ưu tiên để thúc đẩy công nghiệp hóa. Sang năm 2002, Chính phủ ban hành chiến lược phát triển ngành sản xuất, lắp ráp ôtô với kỳ vọng đến năm 2010, tỷ lệ nội địa hóa các dòng xe dưới 9 chỗ ngồi sẽ đạt 60%.
Nhờ đó, số lượng hãng xe chọn lắp ráp sản phẩm tại Việt Nam dần tăng lên. Dữ liệu của Marklines cho hay nếu bao gồm cả những dự án đang trong quá trình triển khai, Việt Nam đã có tổng cộng 30 hãng xe thiết lập nhà máy lắp ráp trong nước.
Song, những hạn chế của mảng công nghiệp hỗ trợ lại hóa rào cản không nhỏ khiến ngành công nghiệp ôtô Việt Nam khó vươn xa. Sự phát triển thần tốc của ngành công nghiệp ôtô ở Thái Lan, Indonesia cũng tạo ra những sức ép không nhỏ lên hoạt động lắp ráp xe trong nước.
Lãnh đạo một hãng xe Nhật Bản từng cho biết linh kiện làm trong nước đắt gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi Indonesia hay Thái Lan dù các nước này đã tính cả thuế, chi phí vận chuyển sang Việt Nam.
Vì lẽ đó, khi thuế nhập khẩu trong khu vực ASEAN về mức 0% kể từ năm 2018, đưa giá xe nhập khẩu thấp hơn nhiều so với sản phẩm lắp ráp, nhiều hãng xe đã chọn phương án nhập khẩu ôtô từ Thái Lan, Indonesia để phân phối cho khách Việt thay vì tiếp tục lắp ráp xe trong nước.
Toyota Camry, Toyota Fortuner là những cái tên như vậy khi hiện được nhập khẩu toàn bộ hoặc một phần từ Thái Lan, Indonesia chứ không lắp ráp tất cả phiên bản như trước đây.
Honda từng cho lắp ráp CR-V và Civic tại Việt Nam, nhưng cũng đã chuyển sang nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan. Hiện, các phiên bản thuần xăng của Honda CR-V đã quay lại lắp ráp trong nước. Riêng phiên bản hybrid của mẫu SUV cỡ C vẫn nhập khẩu Thái Lan, tương tự Honda Civic.
Suzuki Swift từng được hãng xe Nhật Bản cho lắp ráp trong nước nhưng đã chuyển sang nhập khẩu Thái Lan từ năm 2018. Đến hiện tại, Suzuki Swift tạm thời không còn xuất hiện trong danh mục sản phẩm ôtô du lịch của Suzuki ở Việt Nam, một phần do động thái tái cơ cấu của Suzuki nhắm đến nhà máy ở xứ chùa vàng.
Như vậy, dù nhận được nhiều kỳ vọng sẽ trở thành trụ cột chính của nền kinh tế nước nhà, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trong nhiều năm vẫn loay hoay giữa ngã rẽ lắp ráp-nhập khẩu. Ôtô nội địa không nhiều và giá bán cũng chưa đủ tính cạnh tranh, còn xe nhập khẩu được lòng khách hàng hơn do giá rẻ và cũng vì là “xe nhập khẩu”.
Cú chuyển mình của VinFast
ỞViệt Nam, VinFast có thể xem là cái tên thuộc nhóm “ngôi sao mới” của ngành công nghiệp ôtô nước nhà.
Mãi đến ngày 2/9/2017, thương hiệu VinFast mới được tập đoàn Vingroup cho ra đời thông qua lễ khởi công xây dựng nhà máy ôtô, xe máy điện tại Cát Hải (Hải Phòng). Ngay từ khi bắt đầu, VinFast đã công khai mục tiêu sản lượng 500.000 xe/năm vào năm 2025, cho thấy khát vọng của một nhà sản xuất ôtô còn tương đối non trẻ.
Chỉ sau chưa đầy 2 năm, VinFast khánh thành nhà máy này vào ngày 14/6/2019, chính thức bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt. Song song quá trình xây dựng nhà máy, đội ngũ kỹ sư và chuyên gia phát triển sản phẩm của VinFast cũng đã kịp hoàn thiện thiết kế, sản xuất thử và gửi xe đi kiểm nghiệm chất lượng tại khắp nơi trên thế giới. Nhờ vậy mà đến ngày 17/6/2019, lô 650 xe Fadil đầu tiên đã được bàn giao đến tay khách hàng Việt Nam.
Bước chuyển mình thần tốc của VinFast xuất phát từ nền tảng nhà máy với khả năng tự động hóa cao, nhân sự chất lượng cao hay chủ động nguồn cung sản phẩm phụ trợ.
Thậm chí khi đi đến quyết định dừng bán xe xăng để trở thành một hãng xe thuần điện từ tháng 7/2022, VinFast cũng đã có chuẩn bị trước thông qua lễ khởi công nhà máy pin có tổng mức đầu tư 4.000 tỷ đồng tại khu kinh tế Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh).
Tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước sáng 21/9, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup - cho biết VinFast hiện đạt sản lượng 80.000 xe/năm, sẽ tăng lên thành 200.000 xe/năm ngay từ năm tới.
Với sản lượng này, ông Phạm Nhật Vượng đề xuất Chính phủ có các cơ chế để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nhóm doanh nghiệp này có đủ điều kiện ban đầu tham gia vào chuỗi công nghiệp hỗ trợ.
Chủ tịch Vingroup nhận định nếu đẩy mạnh được lĩnh vực này, Việt Nam sẽ sở hữu nền công nghiệp phụ trợ mạnh tương tự Thái Lan, đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang có những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp như Trường Hải và VinFast.
Với tuyên bố trên của Chủ tịch Phạm Nhật Vượng, VinFast thể hiện rõ mong muốn đóng góp cho sự phát triển chung của ngành công nghiệp ôtô nước nhà.
Vào lúc này, VinFast đang là thương hiệu ôtô bán chạy số một thị trường Việt Nam với doanh số lũy kế hơn 51.000 xe. Riêng trong tháng 10, VinFast bán được hơn 11.000 ôtô điện các loại cho khách Việt, trong đó có gần 5.000 xe VF 3 và hơn 2.600 xe VF 5.
Tính đến hiện tại, VinFast đang từng bước tiến gần đến mục tiêu trở thành hãng xe số một tại quê nhà, đồng thời đưa ngành công nghiệp ôtô Việt Nam nói chung và ôtô điện nói riêng bước ra thế giới.
Tất nhiên khó khăn và thách thức vẫn còn đó và song hành cùng những bước tiến của VinFast, giống như hành trình chinh phục Tây Tạng của đoàn xe VF 8. Nhưng, những thử thách sẽ làm hãng xe Việt thêm phần mạnh mẽ mỗi khi vượt qua.
Thành quả mà VinFast đạt được ngay trong năm 2024 là lần đầu tiên một hãng xe Việt thuần điện trở thành thương hiệu xe bán chạy nhất trên thị trường. VinFast đã làm thế nào để trở nên mạnh mẽ chỉ trong vài năm ngắn ngủi như vậy?
tin liên quan
Ô tô sản xuất trong nước đạt đỉnh trong tháng 10/2024, sẵn sàng xe cho cuối năm
Toyota công bố doanh số bán xe trong tháng 10/2024: Vios tiếp tục đứng nhất
Kia Tasman có những công nghệ gì khác với các đối thủ
BYD M6 lại có mức tiêu thụ điện năng lý tưởng
Lý do khách hàng vẫn trung thành với Toyota Camry thay vì mua xe sang khác
Giá các dòng xe Toyota tại Việt Nam tháng 10/2024
SUV gần cao tầm giá dưới 1 tỷ, có thể chọn những mẫu xe nào?
Doanh số phân khúc xe hạng A tháng 9/2024: Hyundai i10 tiếp tục đứng đầu
Thị trường xe Việt tăng trưởng mạnh trong tháng 9
xe mới về
-
Ford Ranger XLS 2.2L 4x2 AT 2016
430 triệu
-
Kia Sedona 2.2L DAT 2016
528 triệu
-
Toyota Camry 2.5Q 2020
899 triệu
-
Lexus LS 460L AWD 2012
1.799 tỷ